Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có đảm bảo được hiệu quả không

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh lành tính. Tuy nhiên nó gây khó khăn không nhỏ tới chất lượng lao động của con người. Chữa thoát vị đĩa đệm mà không cần đến tác động của dao kéo là mong muốn của mỗi người. Chữa thoát vị đĩa đệm  bằng bấm huyệt là phương pháp y học cổ truyền. Được nhiều người áp dụng. Theo dõi bài viết này để biết quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt.

bam-nguyet-coc-hua-khoi-thoat-vi-dia-dem-duoc-khongbam-nguyet-coc-hua-khoi-thoat-vi-dia-dem-duoc-khong

Tìm hiểu về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt

Mục đích:

Bấm huyệt đúng kỹ thuật sẽ làm tăng tuần hoàn tại chỗ. Làm giãn cơ vùng thắt lưng, giảm đau đớn cho người bệnh dieutrithoatvidiademtphcm.wordpress.com.

Bấm huyệt  giúp giảm tắc nghẽn huyệt vị, giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh. Đưa đĩa đệm thoát vị trở lại vị trí bình thường.

co-nen-chua-thoat-vi-dia-dem-khong-va-chua-nhu-the-nao-la-to

Để chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả người ta dùng phương pháp bấm huyệt. Kết hợp với các biện pháp điều trị khác. Nhằm phục hồi chức năng vận động và ngừa bệnh tái phát.

Tư thế: Bệnh nhân nằm sấp. Thầy thuốc đứng tại bên bệnh nhân bị đau. Sau đó lần lượt thực hiện các bước day ấn huyệt theo đúng quy trình kỹ thuật.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt đúng chuẩn.

Xoa bóp, bấm huyệt giúp cơ thể thư giãn, giảm đau nhức nhanh chóng. Phương pháp này phổ biến ở mỗi gia đình. Tuy nhiên bấm huyệt sao cho đúng chuẩn để chữa thoát vị đĩa đệm thì cần phải có thầy thuốc thực hiện. Vì đây là công việc đòi hỏi độ chính xác cao ( vị trí các huyệt). Do đó người thực hiện phải có kiến thức, kinh nghiệm và khéo léo.

Dù không phải thầy thuốc bạn cũng nên nắm được quy trình thực hiện day, ấn huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.

Bước 1: Bắt đầu phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách làm mềm, giãn các cơ vùng lưng-  mông.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-phuong-phap-bam-huyet-5

Ở bước 1, thầy thuốc dùng các kỹ thuật xoa, day, bóp, lăn để làm mềm giãn các cơ.

Xoa: Dùng đầu, mô ngón tay út, ngón tay cái  hoặc gốc bàn tay để xoa vùng lưng, hông theo vòng tròn từ trong ra ngoài. Xoa từ bên không đau đến bên đau của bệnh nhân trong vòng 5′.

Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da bệnh nhân dọc theo hai bên cạnh xương hông. Day chậm rãi từ bên không đau đến bên đau của người bệnh. Thực hiện khoảng 3 phút.

Bóp: Thầy thuốc dùng ngón tay cái kết hợp với những ngón tay còn lại bóp vào các khối cơ tại vùng thắt lưng và hông. Động tác này cần nhẹ nhàng, tránh gây đau cho bệnh nhân.

Lăn: Dùng mô ngón tay út, bố ngón còn lại dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống lăn xuống hông. Thực hiện trong 5 phút. Sau đó tiếp tục lăn xuống chân độ 2 phút là xong.

Các biện pháp xoa, bóp, lăn, day giúp cho việc ấn huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tốt hơn. Vì lúc này cơ lưng và vùng mông của bệnh nhân mềm và giãn ra khiến bệnh nhân dễ chịu. Động tác này giảm cảm giác căng cứng các vùng cơ lưng.

Bước 2: Thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-phuong-phap-bam-huyet-6

Cách bấm huyệt: Kỹ thuật viên dùng đầu ngón tay, mô ngón tay cái, mô ngón tay út, gốc bàn tay hoặc khuỷu tay bấm vào các huyệt. Mỗi huyệt bấm trong khoảng 20-30 giây. Lực bấm phải phù hợp với sức chịu của bệnh nhân.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt chỉ hiệu quả khi  vùng cơ lưng và mông của bệnh nhân mềm, giãn tối đa. Muốn vậy thì người thầy thuốc phải thực hiện tốt các khâu ở bước 1.

Bước 3: Vận động các khớp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm

cac-buoc-chua-thoat-vi-dia-dem

Sau khi thực hiện xong bước bấm huyệt. Tthầy thuốc tiếp tục việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách xoay khớp háng và khớp cùng- chậu của bệnh nhân. Đồng thời, thực hiện động tác kéo giãn cột sống bằng tay.

Sau khi thực hiện xong 3 bước này thầy thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật lăn lần nữa. Lăn lại vùng thắt lưng, hông và chân. Khi bệnh nhân có cảm giác nóng cục bộ vùng được lăn thì dừng lại. Vỗ vỗ vào thắt lưng khoảng 5 lần để hoàn tất.

Tập luyện hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm: Treo người bằng xà đơn ( không đánh, lắc, co, kéo). Người bệnh nên lên xuống xà bằng bục, hoặc ghế. Thực hiện động tác treo người từ 3-5 phút mỗi sáng và tối. Hoặc tập luyện theo lời dặn của thầy thuốc.

Lưu ý:

  • Chỉ chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt khi mới phát bệnh. Hoặc bệnh nhân bị tái phát nhưng bệnh ở mức độ nhẹ. Thể trạng người bệnh khỏe mạnh.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt không sử dụng cho các bệnh nhân phẫu thuật không thành công. Hoặc bệnh nhân đã tái phát nhiều lần và ở mức độ nặng.
  • Các bệnh về thoái hóa cột sống ở mức độ nặng, gai xương, đĩa đệm cốt hóa không thực hiện bằng phương pháp này.
  • Không tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt tại nhà. Phải có thầy thuốc, kỹ thuật viên chuyên nghiệp thực hiện.
  • – Không cúi, mang vác các vật nặng
  • Không thực hiện các động tác mạnh như vặn, xoắn, cúi gập.
  • Giữ ấm cho cơ thể
  • Không đi giầy dép cao gót
  • Ho ở tư thế ngồi
  • Khuyến khích bệnh nhân bơi lội.

Bạn đang xem tại: https://dieutrithoatvidiademtphcm.wordpress.com/2016/12/27/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-phuong-phap-bam-huyet-co-dam-bao-duoc-hieu-qua-khong

Leave a comment