Bạn đã biết những gì về thoát vị đĩa đệm

Chào các bạn. Trong xã hội hiện nay không ít các loại bệnh về xương khớp. Trong đó, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này gây ra nhiều hội chứng như đau nhức xương khớp, khó vận động. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu dài nó có thể gây ra thoái hóa cột sống, gai cột sống,.. Vì để thông tin đến mọi nhà hiểu rõ hơn về tác hại của căn bệnh này cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh. Hôm nay chúng tôi đã mời T.S.Bác sĩ Nguyễn Thành Tấn, chuyên khoa xương khớp đến để trao đổi về vấn đề này.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

thoat-vi-dia-dem-la-gi-va-can-chua-nhu-the-nao

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Hỏi: Chào bác sĩ! Được biết ngày nay bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến ở nước ta và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhưng thực tế thì vẫn chưa có nhiều người biết rõ về căn bệnh này. Bác sĩ có thể giải đáp cho chúng tôi cũng như bạn đọc được biết thoát vị đĩa đệm là gì không ạ?

Đáp: Chào bạn! Chào các bạn độc giả. Trước hết tôi xin cảm ơn daumoixuongkhop.com đã tin tưởng và mời tôi đến đây để trao đổi về vấn đề này. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

nhan-biet-thoat-vi-dia-dem-la-gi-va-can-chua-nhu-the-nao

Cơ thể mỗi người đều có 24 đốt sống. Tức là các đốt có thể cử động ( từ cổ đến thắt lưng). Các đĩa đệm là bộ phận hỗ trợ xương sống làm việc, nằm giữa các đốt sống này

Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc. Xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo gọi là gelatin. Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động nhịp nhàng, uyển chuyển và giảm sóc cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm là cách gọi tên cho hiện tượng các đĩa đệm này bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Tức là thoát khỏi vị trí bên trong các đốt sống làm hệ xương yếu đi, cử động khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì đoạn nào trên cột sống. Thường hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm phần lưng dưới. Trường hợp này gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép thần kinh tọa gây ra các đơn đau lan xuống chân. Trường hợp này gọi là đau thần kinh tọa lưng hay đau tọa lưng,..

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?

Hỏi: Bác sĩ có thể cho bạn đọc biết những nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

Đáp: Thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là

nhung-nguyen-nhan-chinh-dan-den-benh-thaot-vi-dia-dem

  • Thóai hóa theo thời gian: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng dễ bị thoái hóa. Cột sống theo đó mà bị mất trương lực, mất độ mềm mại. Do đó về già hay bị giảm chiều cao.
  • Hoạt động nặng, sai tư thế: Khi bưng vật nặng sai tư thế cột sống bị vặn xoắn quá mức có thể làm cho các đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí giữa các đốt sống
  • Tư thế ngồi sai duy trì trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây thoát vị
  • Phụ nữ mang thai, béo phì: Hai đối tượng này có nguy cơ làm tăng áp lực lên cột sống. Khiến cột sống bị vẹo đi bất thường.
  • Di truyền: Khi các thành viên trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm, con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người bình thường. Do cấu trúc đĩa đệm và cột sống bị yếu.

Những ai thường mắc bệnh này?

Do những nguyên nhân trên nên những đối tượng thường hay mắc bệnh này là:

  • Những người ở lứa tuổi từ 35-55 trở lên do xương khớp đã bị lão hóa.
  • Nhân viên văn phòng, nhân viên rửa chén bát thuê, nhân viên khuân vác.
  • Phụ nữ có thai, người thừa cân, béo phì, người có cơ yếu
  • Yếu tố gia đình

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Hỏi: Khi người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có những triệu chứng gì để nhận biết, thưa bác sĩ?

Đáp:

trieu-chung-cua-thoat-vi-dia-dem-la-gi

Một số dạng thoát vị đĩa đệm không chèn ép lên thần kinh sẽ không gây ra những dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp ích cho bạn. Vì hiện nay y học phát triển, những chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện được cả thoát vị có triệu chứng và không có triệu chứng.

Những triệu chứng chính của thoát vị có thể kể đến như

  • Đau kịch phát khi kích thích các cơ: Khi cúi, ho, khi gắng sức hoặc thậm chí là hắt hơi. Đau tăng khi ngồi và đứng đâu. Giảm đau khi nằm ngửa
  • Nếu thoát vị vùng lưng dưới: Gây đau lưng, một số trường hợp có thể đau dọc dây thần kinh tọa xuống hông, đùi và 2 chân
  • Thoát vị ở vùng cổ: Cứng và đau cổ là 2 triệu chứng chủ yếu. Thường sẽ kèm theo đau lan ra 2 vai và cánh tay, thường là cánh tay trái. Đồng thời người bệnh có cảm giác tê và nặng tay, yếu cẳng hoặc cánh tay.

Khi nào cần đi khám bệnh?

Hỏi: Với những triệu chứng như vậy, theo bác sĩ người bệnh cần đi khám khi nào là kịp thời và hợp lí?

Đáp: Với căn bệnh này, bạn cần đi khám ngay khi bị đau lưng từ một tuần trở lên. Hoặc đau ngay sau khi ngã hoặc các chấn thương khác. Thường bị đau đến không ngủ được, kèm sốt và gầy sút không rõ nguyên nhân.

Bên cạnh đó, trường hợp nguy hiểm là đau lưng kèm rối loạn cơ tròn ( bí tiểu, bí đại tiện hoặc đi ngoài không tự chủ, yếu chi,..) phải đi cấp cứu.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

thoat-vi-dia-dem-la-do-nguyen-nhan-nao

Hỏi: Nhiều người khi bị đau luôn lười đi khám, với lối suy nghĩ “có thể nhịn được thì nhịn”. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy có ảnh hưởng gì không? Hay nói cách khác, thoát vị đĩa đệm để lâu có nguy hiểm không?

Đáp:

 Bạn hoàn toàn không nên có tư tưởng nhịn đau. Các cơn đau sẽ tăng dần theo cấp độ và thời gian bệnh. Thoát vị đĩa đệm nếu được chăm sóc tốt sẽ không gây ra vấn về nghiêm trọng. Ngược lại, nếu không được chữa trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Các rễ thần kinh tọa bị chèn ép lâu dài không chỉ gây đau nhức mà còn teo cơ, liệt cơ,… Vì vậy Đây là một trong những nguyên nhân gây tàn phế cho người bệnh.

Làm gì để phòng tránh thoát vị đĩa đệm?

Hỏi: Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến tàn phế, đây là điều không ai mong muốn. Vậy có cách nào đề phòng bệnh này không thưa bác sĩ?

Đáp: Thoát vị đĩa đệm hình thành là do sai tư thế lâu ngày và hoạt động nặng hoặc do các chân thương sau tai nạn. Do đó tôi xin khuyên các bạn những lời khuyên như sau:

Trong cuộc sống hàng ngày:

tac-tu-the-tranh-benh-ve-cuoc-song

  • Tư thế đứng, ngồi thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hơi hướng ra sau.
  • Hạn chế đi các giày cao gót cao trên 5cm. Do khi mang giày cao gót, trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, phần lưng dưới, đùi và bàn chân chịu nhiều áp lực, rất dễ bị tổn thương.
  • Khi đeo túi xách nên đeo hơn là xách. Tốt nhất là túi có 2 dây để đeo đều 2 bên vai.

Trong công việc

van-dong-the-nao-tranh-bi-thoat-vi-dia-dem

  • Không nên đứng quá lâu. Nếu do tính chất công việc nên để ghế thấp để thay phiên mỗi bên chân gác lên ghế 5-10 phút/ lần
  • Nếu phải ngồi lâu hàng giờ do công việc, nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại, thực hiện các động tác có dãn các cơ. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Dùng ghế thẳng để giữ cột sống được thẳng. Gác chân cao hơn so với háng.
  • Khi vác vật nặng cần đúng tư thế: Gập gối, thẳng lưng, để vật gần người nhất. Tránh cong lưng vặn cột sống.
  • Khi lao động xúc đất cát thường xuyên: Bước một chân lên trước, chùng gối chân trước xuống để lưng được thẳng.
  • Bên cạnh đó thì việc bổ sung dinh dưỡng và thể dục là rất cần thiết cho hệ xương của mỗi người. Các bài tập thể dục cũng như chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai và chắc khỏe dieutrithoatvidiademtphcm.wordpress.com.

Bạn đang xem tại: https://dieutrithoatvidiademtphcm.wordpress.com/2016/12/27/ban-da-biet-nhung-gi-ve-thoat-vi-dia-dem/

Leave a comment